Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

30% giới văn phòng có nguy cơ giảm trí nhớ

Bước vào tuổi 36, chị Trần Thị Bích Ngọc, trưởng bộ phận kinh doanh một công ty văn phòng phẩm ở quận 5, TP HCM, đã gặp phải nhiều trở ngại trong công việc vì hay quên. Từ hơn một năm nay, chị thấy mình hay nhầm lẫn, nhớ trước quên sau, khi thì quên đơn hàng, lúc lại quên nhập số liệu. Bàn làm việc của chị giờ đây chỗ nào cũng dán giấy note xanh đỏ khắp nơi để không bị bỏ sót công việc. 'Mới đầu cứ nghĩ là mình đãng trí, nhưng cứ lặp đi lặp lại nhiều lần nên tôi định đi khám', chị Ngọc lo lắng.
 
Nhiều khi đã ra khỏi nhà rồi lại phải quay ngược về để kiểm tra xem đã tắt bếp ga, rút phích cắm bàn ủi hay chưa, là tình trạng thường gặp trong mấy tháng gần đây của anh Trần Cảnh Đông, nhân viên truyền thông của một công ty ở quận 1. Lúc nào cũng lo lắng vì không nhớ rõ mình đã làm việc này việc nọ chưa khiến anh khó chịu, nhất là sau nhiều lần bị cả nhà cằn nhằn, nhắc nhở vì hay quên toàn những chuyện nguy hiểm. Trong công việc cũng không khá hơn, anh quên và bỏ sót đầu việc liên tục, hễ càng căng thẳng thì càng dễ sơ sót.
 
Tại các phòng khám, tỷ lệ người trẻ tìm gặp bác sĩ vì suy giảm trí nhớ đang chiếm một con số không nhỏ. Một thống kê mới đây cho thấy có đến 20-30% người trẻ tuổi đang gặp phải các vấn đề về trí nhớ ở các mức độ khác nhau, chưa kể những trường hợp chủ quan xem đó là tình trạng đãng trí nhất thời.
 
Stress làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ ở giới văn phòng.
Stress làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ ở giới văn phòng.
 
Theo các bác sĩ, người dân, cả giới trẻ cần theo dõi ngay khi có những dấu hiệu giảm trí nhớ để biết đó là biểu hiện bình thường hay bệnh lý. Phần lớn tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ đặc biệt là dân văn phòng thường có dạng quên bất chợt những sự kiện gần, trong khi vẫn có thể nhớ rõ những việc xảy ra trước đó. Vì vẫn sinh hoạt, nhận thức bình thường nên nhiều người chủ quan, không biết rằng suy giảm trí nhớ có thể là dấu hiệu ban đầu của sa sút trí tuệ…
 
Thực tế, khoảng 50% trường hợp chứng suy giảm trí nhớ sẽ trở thành hội chứng sa sút trí tuệ trong 3 năm sau đó. Với đặc trưng là sự suy yếu của chức năng trí tuệ và những lĩnh vực khác về nhận thức, hội chứng này khiến người bệnh gặp khó khăn ngay cả trong hoạt động sống hằng ngày. Năm 2010, thế giới có 35,6 triệu người bị sa sút trí tuệ. Con số bệnh nhân dự báo vào năm 2030 là 65,7 triệu người, năm 2050 là 115,5 triệu người.
 
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng giải thích, nếu diễn tả một cách tượng hình thì bộ não không khác gì một máy vi tính chằng chịt mạch điện. Mỗi tế bào không hoạt động đơn phương mà cùng lúc kết nối với xung quanh qua các điểm giao tiếp. Hoạt động của não chỉ trơn tru khi dẫn truyền thần kinh được liền mạch, "đi đến nơi, về đến chốn". Từ tuổi 25, mỗi ngày có đến 3.000 tế bào thần kinh bị hủy đi mà không được tạo mới, đồng thời tế bào thần kinh lại liên tục bị bào mòn dưới tác hại của các gốc tự do - những yếu tố gây hại được sản sinh trong cơ thể, nhất là khi bị stress.
 
Gốc tự do được sinh ra từ các quá trình chuyển hóa trong cơ thể hoặc hình thành dưới tác động của môi trường xung quanh. Chúng là những nguyên tử - phần tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng nên kém ổn định và rất nhạy cảm. Vì thế, chúng có xu hướng tìm kiếm, cướp lấy điện tử và biến 'hàng xóm' xung quanh trở thành những gốc tự do mới. Quá trình này nếu diễn tiến liên tục sẽ làm tổn thương, rối loạn và làm chết tế bào.
 
Gốc tự do đặc biệt 'ưa thích' những tế bào chứa nhiều chất béo (lipid) nên bộ não - nơi có hơn 60% thành phần là acid béo - là cơ quan bị tấn công dữ dội nhất. Hệ thống trung hòa gốc tự do tại đây lại kém hơn nhiều so với các cơ quan khác, thậm chí chỉ bằng một phần 10 so với gan. Trong khi đó, rất nhiều chất chống gốc tự do lại bị chặn lại bởi hàng rào máu não, không thể thực hiện trọng trách của mình.
 
Tại não, gốc tự do làm xơ hóa các bao myelin và đầu sợi trục của tế bào thần kinh, khiến liên kết giữa các tế bào này với nhau bị giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, dần dần làm giảm trí nhớ và rối loạn các chức năng của não. Cơ thể vốn có cơ chế để ngăn chặn sự phá hoại của gốc tự do. Tuy nhiên, sau tuổi 30, gốc tự do sinh ra ngày càng nhiều hơn trong khi khả năng trung hòa của cơ thể kém dần đi. Chúng sản sinh nhiều hơn ở những người ít vận động, công việc chồng chất, hay bị stress, chế độ ăn không khoa học… như giới văn phòng.
 
Blueberry có trong OTIV, giúp chống gốc tự do và bảo vệ tế bào thần kinh não.
Blueberry có trong OTIV, giúp chống gốc tự do và bảo vệ tế bào thần kinh não.
 
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng cho biết thêm, nếu không biết cách "bẻ gãy mũi nhọn" của stress, đồng thời tiếp sức đúng lúc cho tế bào thần kinh thì sẽ khó tránh được suy giảm trí nhớ. Hiện nay, ngày càng nhiều thầy thuốc đặt nặng giá trị dự phòng vào các hoạt chất sinh học quý có trong Blueberry để chống gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh não.
 
Một số nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ cho thấy bổ sung Blueberry là một trong những phương pháp hiệu quả để ngăn chặn hoặc giảm thiểu thoái hóa thần kinh. Khả năng học tập và trí nhớ được cải thiện đáng kể chỉ sau 3 tháng sử dụng. Loại quả này chứa các dưỡng chất sinh học có khả năng vượt qua hàng rào máu não để chống gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh não.
 
'Bên cạnh đó, muốn não bộ giữ được 'phong độ', giới trẻ, đặc biệt là dân văn phòng cần phải có chế độ dinh dưỡng cân đối với rau quả tươi, thịt cá sạch, không rượu mạnh, ít bia bọt, nhiều men sinh học từ sữa, trái cây. Thêm vào đó, phải ngủ đủ và chất lượng, tăng cường tập thể dục thể thao…', bác sĩ Lương Lễ Hoàng nhấn mạnh.
 
Thu Ngân

Nguồn: giadinh.vnexpress.net

tai biến mạch máu não cướp 100.000 sinh mạng mỗi năm

Riêng TP HCM, các thống kê cho thấy khoảng 19.000 người bị tai biến mỗi năm, trong đó chừng 1.000 trường hợp tử vong. Chưa có thống kê cụ thể nhưng nhìn chung độ tuổi bệnh nhân gặp phải các cơn tai biến mạch máu não đang ngày một trẻ hóa, thậm chí nhiều ca nhập viện chưa đến tuổi 20.

Từ năm 1990, nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu (GBD) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp các bệnh mạch máu não ở vị trí thứ hai trong danh sách bệnh gây tử vong cao nhất, chỉ sau bệnh tim mạch. Vị trí này không hề thay đổi trong suốt các báo cáo y học sau này, kể cả trong dự báo về các nguyên nhân tử vong cho đến năm 2030.

tai-bien-mach-mau-jpg-1364116439_500x0.j
Thiếu máu não thoáng qua, đau nửa đầu là những bệnh mạch máu não thường gặp.

Năm 2004, tai biến và các bệnh mạch máu não khác gây ra khoảng 5,7 triệu cái chết, chiếm 9,7% ca tử vong trên toàn thế giới. Năm 2008, con số này là 6,15 triệu, chiếm đến 10,8% các ca tử vong. Đến nay, tỷ lệ này vẫn không ngừng gia tăng. Các bệnh mạch máu não thường gặp là thiếu máu não thoáng qua, đau nửa đầu…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý mạch máu não, trong đó vai trò của gốc tự do đang ngày càng được quan tâm. Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Đáng, nguyên Cục trưởng An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết: 'Gốc tự do là những yếu tố có hại sinh ra từ quá trình chuyển hóa của cơ thể và từ ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài. Chúng được y học hiện đại xem là nguồn gốc của sự lão hóa và rất nhiều bệnh tật'.

Theo đó, gốc tự do là nguyên tử - phân tử bị mất một điện tích, có tính chất kém ổn định nên phải liên tục tìm và cướp lấy điện tích từ các nguyên tử - phân tử xung quanh. Trong quá trình này, chúng liên tục biến những 'nạn nhân' của mình thành gốc tự do mới, dẫn đến biến đổi gây tổn hại, rối loạn và làm chết tế bào. Não bộ là nơi sinh ra nhiều gốc tự do nhất nên chịu ảnh hưởng nhiều hơn cả.

Với mạch máu não, chúng tấn công mạnh và gây tổn thương thành mạch, tạo điều kiện cho sự hình thành mảng xơ vữa. Các mảng này lớn dần, làm hẹp các động mạch khiến giảm lưu lượng máu lưu thông gây nên tình trạng thiếu máu cục bộ. Đó chính là tình trạng thiếu máu não thoáng qua hoặc trầm trọng hơn là tai biến mạch máu não. Những biến đổi giãn nở của mạch máu não cũng có thể làm xuất hiện các cơn đau nửa đầu, gây chóng mặt, rối loạn thị giác kèm theo buồn nôn. Cơn đau nửa đầu phức tạp có thể làm ảnh hưởng các chức năng của não.

'Ngoài ảnh hưởng đến mạch máu, gốc tự do còn làm tổn thương các tế bào thần kinh não, gây ra các bệnh về thoái hóa thần kinh như suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, alzheimer, parkinson...', PGS Trần Đáng cho biết thêm. Theo ông, người bệnh đái tháo đường, mỡ trong máu cao, stress triền miên dễ bị hẹp lòng động mạch nhất. 'Không ai được phép chủ quan, vì theo thời gian thì những tổn thương thành mạch máu do gốc tự do gây ra hầu như không thể tránh khỏi', ông nói.

Trung bình đến tuổi 70, trong cơ thể người vừa hình thành vừa liên tục trung hòa tổng cộng khoảng 17 tấn gốc tự do. Sau tuổi 30, gốc tự do xuất hiện ngày càng nhiều trong khi khả năng trung hòa của cơ thể bắt đầu giảm sút. Điều này lý giải vì sao nguy cơ các bệnh mạch máu não, thoái hóa thần kinh tăng cao theo độ tuổi. 

Theo bác sĩ, các chất chống gốc tự do trong thảo dược, rau quả… có thể giúp bảo vệ mạch máu não và tế bào thần kinh não. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể đạt hiệu quả nếu vượt qua hàng rào máu não - một rào chắn sinh học kiểm soát tất cả các chất đưa vào não. 

PGS Trần Đáng cũng khẳng định: 'Bổ sung các chất chống gốc tự do từ thiên nhiên là một vũ khí tốt để chăm sóc sức khỏe cho não bộ. Tuy nhiên nên biết rằng gốc tự do sẽ sinh ra nhiều hơn nếu thiếu dinh dưỡng, stress kéo dài hay sống trong môi trường ô nhiễm'. Vì vậy, theo ông, duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối, sinh hoạt có quy luật, vận động vừa sức, giữ cho tinh thần lạc quan, tâm lý cân bằng và tránh các tác nhân có hại như thuốc lá, hóa chất diệt cỏ - diệt côn trùng… là vô cùng cần thiết.

Blueberry-jpg-1364116439_500x0.jpg
OTIV tinh chiết từ Blueberry giúp chống gốc tự do, bảo vệ mạch máu não và các tế bào thần kinh.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu một loại quả mọng ở Bắc Mỹ là Blueberry chứa nhiều anthocyanin - chất chống gốc tự do có khả năng vượt qua hàng rào máu não. Các chất này trung hòa gốc tự do, ức chế quá trình oxy hóa của cholesterol 'xấu', điều tiết những yếu tố gây viêm để giảm tổn thương thành mạch máu. Chúng còn tác động đến tế bào thần kinh và khớp thần kinh để giúp não chống lại sự thoái hóa, phục hồi thương tổn.

Theo các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Montreal (Canada), Blueberry kích hoạt hai loại enzyme bảo vệ não là catalase và superoxide dismutase. Các enzyme này có chức năng dọn dẹp những gốc tự do sản sinh ra trong quá trình oxy hóa, giảm nguy cơ thoái hóa thần kinh và bệnh mạch máu não.

Minh Trí

Nguồn: giadinh.vnexpress.net

alzheimer - khủng hoảng sức khỏe nghiêm trọng của thế kỷ 21

Báo cáo công bố đầu năm nay của Hiệp hội Alzheimer (Mỹ) cho thấy số ca tử vong có liên quan đến Alzheimer năm 2010 là 400.000, tăng 68% so với năm 2000, dự báo chết 450.000 ca trong năm 2013. Alzheimer đang đứng vị trí thứ 6 trong các bệnh gây tử vong. Cứ 3 ca tử vong của người cao tuổi thì có một do Alzheimer hoặc một bệnh sa sút trí tuệ khác gây ra.

Hiện nay tại Việt Nam chưa có thống kê cụ thể về Alzheimer. Tuy nhiên, ghi nhận của các bác sĩ tại khoa Nội thần kinh của các bệnh viện, phòng khám thần kinh, phòng khám lão khoa… số lượng bệnh nhân cao tuổi được chẩn đoán Alzheimer đang ngày càng gia tăng.
 
VNE-3-H1-jpg-1364723509_500x0.jpg
Gốc tự do tấn công tế bào thần kinh não, dẫn đến các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer.

Tiến sĩ - bác sĩ Lê Thúy Tươi nhận xét: 'Nhìn chung người Việt vẫn chưa quan tâm, chưa hiểu biết về bệnh Alzheimer. Nhiều người cứ nghĩ đơn giản rằng 'già rồi thì sẽ như vậy', rất ít trường hợp đi khám. Nhiều người thấy cha mẹ ra đường không nhớ lối về liền tìm cách nhốt lại, gia đình khá giả thì thuê người chăm sóc… Các trường hợp đến bệnh viện để khám thường đã quá trễ để chữa trị và phục hồi'.

Bác sĩ Tươi chia sẻ, các triệu chứng đầu tiên thường dễ bị nhầm lẫn là do lão hóa hoặc stress nên ít người để ý. Nhiều nhân viên văn phòng cứ nghĩ là do căng thẳng nên đãng trí nhất thời. Nhiều chị trên 40 tuổi, thấy mình hay quên thì cứ nghĩ do sinh con, đẻ mổ bị gây mê... Có người cho rằng đó là do con cái, sau này khi chúng ổn định thì sẽ khá hơn. Còn con cái thì nói tại cha mẹ lớn tuổi, tóc bạc thì lúc nhớ lúc quên là lẽ thường…

'Nói chung, ai cũng cứ xem các dấu hiệu ban đầu là bình thường nên chủ quan không thăm khám điều trị sớm', bác sĩ nói.

Đến 70-80% người bị sa sút trí tuệ là do Alzheimer. Về cơ chế y học, sự chết và rối loạn chức năng của tế bào thần kinh làm thay đổi trí nhớ, hoạt động và khả năng suy nghĩ người bệnh. Với Alzheimer, não còn có thể bị tổn thương nghiêm trọng đến mức gây mất những khả năng thông thường nhất như đi lại, các thói quen hàng ngày như đánh răng, nuốt… và dẫn đến chết người.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay, toàn thế giới có 35,6 triệu người bị sa sút trí tuệ, con số này được dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030 (65,7 triệu) và tăng gấp 3 vào năm 2050 (114,4 triệu). Trong đó, hơn một nửa số ca bệnh (58%) tập trung ở các nước có thu nhập thấp - trung bình, và sẽ tăng lên đến hơn 70% vào năm 2050.

Điều trị và chăm sóc người bị sa sút trí tuệ mỗi năm tiêu tốn hơn 604 tỷ USD, tương đương với 1% GDP toàn cầu. Chi phí này bao gồm điều trị, chăm sóc sức khỏe và xã hội, phần thu nhập giảm hoặc mất đi của người bệnh và người chăm sóc.

Bác sĩ Tươi cho biết: 'Các triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện ở người trên 60 tuổi, song bệnh Alzheimer có thể phát triển ở hầu hết các lứa tuổi. Bệnh có thể âm thầm tiến triển từ 8 năm trước khi thể hiện rõ triệu chứng ra bên ngoài. Các nghiên cứu gần đây đã khẳng định những tổn thương trong não người bị Alzheimer gắn liền với các cuộc tấn công của gốc tự do, và quá trình diễn tiến của bệnh cũng trùng với quá trình tích lũy những tổn hại do gốc tự do gây ra'.

Theo đó, gốc tự do là những nguyên tử hoặc phân tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng, sinh ra trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Chúng có xu hướng cướp lấy điện tử và biến 'hàng xóm' xung quanh thành những gốc tự do mới. Quá trình 'cướp phá' này diễn ra liên tục gây tổn thương và ảnh hưởng đến chức năng, thậm chí gây chết tế bào.

Tại não chứa nhiều axit béo chưa bão hòa, đồng thời là nơi diễn ra quá trình hô hấp và chuyển hóa rất cao nên luôn tạo ra nhiều gốc tự do. Tế bào thần kinh rất nhạy cảm trong khi hệ thống chống gốc tự do tại não rất kém. Gốc tự do liên tục làm tổn hại cấu trúc và chức năng của tế bào thần kinh, không chỉ dẫn đến Alzheimer mà cả các bệnh thoái hóa thần kinh khác.

VNE-3-H-2-jpg-1364723510_500x0.jpg
Blueberry (có trong OTIV) chứa các hoạt chất sinh học chống gốc tự do và bảo vệ tế bào thần kinh, giúp phòng và làm chậm quá trình tiến triển của các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer.

Những tế bào thần kinh bị tổn thương đầu tiên thường nằm trong vùng não có liên quan đến việc hình thành ký ức mới. Vì vậy, người bệnh ở giai đoạn đầu thường quên những thông tin, sự kiện vừa mới xảy ra. Khi tế bào thần kinh trong vùng não khác bị ảnh hưởng, mỗi người sẽ có những khó khăn khác nhau. Ví dụ, giảm trí nhớ làm ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày, khó lên kế hoạch hoặc xử lý các vấn đề, khó hoàn thành những công việc quan trọng ở nhà, công ty hoặc ngay cả khi thư giãn, gặp vấn đề với từ ngữ trong nói hoặc viết, thay đổi tính tình, tâm trạng…

Theo bác sĩ Tươi, cơ thể luôn có cơ chế trung hòa gốc tự do nhưng khả năng này dần suy giảm sau tuổi 30, cần phải bổ sung các chất chống gốc tự do từ thiên nhiên để bảo vệ các tế bào thần kinh não. Blueberry - một loại quả Bắc Mỹ đã được khoa học chứng minh là có khả năng chống gốc tự do rất hiệu quả, giúp giảm nguy cơ thoái hóa thần kinh và bệnh mạch máu não. Blueberry chứa các hoạt chất sinh học có khả năng vượt qua hàng rào máu não để chống lại sự tấn công của gốc tự do, bảo vệ các tế bào thần kinh tại đây.

Bên cạnh đó, bác sĩ Tươi khuyên, để giảm nguy cơ Alzheimer nên duy trì chế độ ăn nhiều axit béo omega-3, rau quả đa sắc màu và tập luyện thể thao đều đặn. Đặc biệt, thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, tăng cường hoạt động về tinh thần và thể chất cũng mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo vệ cơ thể chống lại Alzheimer.
 
Minh Trí

Nguồn: giadinh.vnexpress.net

tiếng đục đẽo bất thường trong tai do khối u

Chị Thúy cho biết, âm thanh lạ ban đầu xuất hiện một bên tai, sau đó cả hai bên, lúc nghe như tiếng ai cầm dùi đục vào tai, khi nghe như tiếng kéo cửa sắt.

'Mới đầu tôi định giấu nhưng sau đó thường xuyên đau đầu và nhức tai, chịu không được nên phải báo với gia đình và đi khám. Các bệnh viện tại địa phương lần lượt chẩn đoán viêm xoang, viêm màng nhĩ nhưng uống thuốc không khỏi', bệnh nhân nói.

u-san-so-jpg-1364787382_500x0.jpg
Bệnh nhân bình phục nhanh sau phẫu thuật. Ảnh: S.N

Tại Bệnh viện FV (TP HCM), sau khi thăm khám và loại bỏ chứng viêm xoang, viêm màng nhĩ, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có một khối u thái dương khá lớn nằm đè lên phần xương điều khiển thính giác, dây thần kinh điều khiển cơ mặt. Đây là nguyên nhân khiến bệnh nhân thường xuyên nghe âm thanh lạ.

Bác sĩ Nguyễn Quảng Đại, Trưởng khoa Tai Mũi Họng cho biết, u xương thái dương hay u sàn sọ là bệnh lý y khoa phức tạp. Bóc tách khối u là cách duy nhất giúp bệnh nhân khỏi bệnh, tuy nhiên phẫu thuật không đơn giản vì có thể gây chảy dịch não tủy.

'Lo ngại về điều này, chúng tôi đã phải nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ Bệnh viện Ngoại thần kinh Quốc tế. May mắn, sau hơn 6 giờ vừa cắt khối u vừa dùng keo sinh học dán chống rò dịch não tủy, cuối cùng khối u cũng được cắt bỏ thành công', bác sĩ Đại cho biết.

Đến nay, hơn hai tuần sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cho biết đã không còn đau tai và âm thanh lạ trước đây cũng biến mất.

Qua trường hợp trên, bác sĩ Đại khuyên những trường hợp bỗng nhiên nghe có âm thanh lạ và kéo dài kèm theo đau tai thì nên đến những bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng để khám và điều trị kịp thời. Ngoài các chứng viêm tai, bỗng dưng nghe âm thanh lạ còn có thể do khối u.

Cao Lâm

Nguồn: giadinh.vnexpress.net

hai người trung quốc chết vì cúm gia cầm h7n9

998064-bird-flu-in-china-jpg[1160088494]
Ảnh minh họa: AFP.

Hai trường hợp tử vong đều sống ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Trong đó, có một cụ ông 87 tuổi, bắt đầu có biểu hiện bệnh vào ngày 19/2 và tử vong sau đó 8 ngày. Trường hợp thứ hai là một thanh niên 27 tuổi, có biểu hiện bệnh vào ngày 27/2 và tử vong vào ngày 4/3. 

Trường hợp thứ ba nhiễm virus này là một phụ nữ, 35 tuổi sống gần tỉnh An Huy, phát bệnh vào ngày 9/3 và đang trong tình trạng rất nguy kịch. 

Trung tâm kiểm soát bệnh truyền nhiễm Trung Quốc đã lấy mẫu bệnh phẩm và khẳng định cả ba trường hợp đều nhiễm virus cúm H7N9. Những người tiếp xúc với 3 bệnh nhân trên trong vòng 2 tháng qua vẫn đang được theo dõi và chưa có biểu hiện gì bất thường. 

Giới chức nước này cho biết vẫn chưa rõ nguồn lây của các bệnh nhân. Chưa có bằng chứng cho thấy virus này lây truyền từ người sang người.

Tiến sĩ Timothy O'Leary, phát ngôn viên của Tổ chức Y tế Thế giới trong khu vực cho biết, cơ quan này đang theo dõi sát sao diễn biến tình hình tại Trung Quốc. Tuy nhiên, không có chứng cứ rõ ràng cho thấy virus này lây từ người sang người và sự lây truyền của virus không mạnh, vì thế nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng là thấp.  

Đa số trường hợp tử vong ở người liên quan đến virus cúm gia cầm là do chủng cúm độc lực mạnh H5N1. H7N9 là một loại virus gia cầm ít phổ biến, ít có khả năng gây bệnh và không dễ dàng lây sang con người. 

Phương Trang (theo News.com.au)

Nguồn: giadinh.vnexpress.net

hơn 10.000 người chết mỗi năm vì bệnh gan

Mỗi năm có trên một vạn người chết do biến chứng xơ gan giai đoạn nặng hoặc ung thư gan. Chi phí điều trị cho hai loại virus này hằng năm khoảng 660.000 tỷ đồng. Sự hiểu biết của người bệnh và cộng đồng về bệnh viêm gan còn khá thấp nên khi biết mình nhiễm virus viêm gan B hay C, không ít người cảm thấy lo lắng.

gan-jpg-1364800193-1364800204_500x0.jpg
Tỷ lệ người dân nhiễm virus viêm gan B  ở nước ra khoảng 10% -20 % dân số.

Không ít người dân chưa hiểu biết về mức độ nguy hiểm của virus viêm gan B và C, việc phát hiện bệnh và các phương pháp điều trị ở Việt Nam còn hạn chế. Phần lớn được phát hiện khi có tình trạng tổn thương gan, men gan tăng cao. Tới bệnh viện điều trị, làm xét nghiệm, bệnh nhân xét mới phát hiện viêm gan B hay C… Khi đó, nồng độ virus viêm gan trong máu đã lên rất cao, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ăn uống kém, chán ăn, rối loạn tiêu hóa...

Hiện, nhiều người bị nhiễm virus viêm gan B ở dạng người lành mang bệnh và thường chủ quan không đề phòng, khi gặp điều kiện bất lợi như làm việc quá sức, ăn uống kém dẫn tới suy giảm sức đề kháng, virus mới biến chứng thành bệnh. Một số người sử dụng bia rượu không kiểm soát hay đang sử dụng một số thuốc điều trị gây tác hại tới tế bào gan sẽ làm bùng phát sự phát triển của virus.

de_ngan_chan_tac_hai.jpg

Để ngăn chặn tác hại và sự phát triển của virus viêm gan B, y học cổ truyền thường dụng cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu ), nghệ vàng, cây nhân trần... Ngoài ra, cây thuốc quý ở châu Mỹ như cây kế sữa được y học hiện đại sử dụng rất nhiều trong điều trị các tổn thương gan.

Tại Việt Nam công ty dược trung ương Mediplantex cùng các chuyên gia đã chiết xuất và bào chế thành công sản phẩm từ các dược liệu kể trên và được Bộ Y tế cấp phép sản xuất thuốc Silymax complex để điều trị các trường hợp tổn thương gan, men gan tăng, xơ gan do nhiễm virut viêm gan B, C. Sản phẩm đã được nhận giải thưởng huy chương vàng của hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam năm 2012. Thông tin chi tiết, truy cập website: www.gankhoe.vn..

Ngọc Bích

Nguồn: giadinh.vnexpress.net

nữ y tá sống sót kỳ diệu sau đại dịch sars

10 năm qua, dịch SARS không còn trong trí nhớ nhiều người. Nhưng với y tá Nguyễn Thị Mến - bệnh nhân nặng nhất cả ở Việt Nam và trên thế giới chiến thắng được tử thần này - thì cơn đau ám ảnh vẫn như vừa hôm qua.

Trong căn nhà tập thể gần công viên Bách Thảo (Hà Nội), chị đang ăn bữa tối muộn. Chị bảo gần như ngày nào giờ cơm cũng thế. 'Ngoài chăm sóc bệnh nhân nhi ở bệnh viện, tôi còn đi đến các gia đình. Ai gọi, vào giờ nào, tôi cũng đi. Tôi phải làm thay luôn phần của những đồng nghiệp đã mất', y tá Mến cho biết.

Trong trí nhớ của 'người anh hùng' này (chị từng được suy tôn như thế sau khi chiến thắng dịch bệnh), dịch SARS bắt đầu một cách đột ngột khi mà gần như tất cả mọi người đều nghĩ đó chỉ là một loại cúm lây lan thông thường.

Ngày đầu tháng 3/2003, tức là vài ngày sau khi tiếp xúc với bệnh nhân Hong Kong, quốc tịch Mỹ tên Chong Cheng, chị Mến thấy người ớn lạnh, sốt, cơ bắp đau nhức. Gọi điện đến bệnh viện xin nghỉ thì được biết vài đồng nghiệp khác cũng có triệu chứng tương tự. Được kiểm tra, uống thuốc, xông hơi... nhưng bệnh chị càng lúc càng nặng hơn.

Chiều 5/3, toàn thân chị đau kinh khủng, đã vào viện chụp cả sau lưng nhưng không phát hiện được gì. Linh cảm người làm nghề y mách bảo chị có điều chẳng lành, sợ lây cho chồng, cho con nhỏ nên quyết định nhập viện. Tại đây, chị thấy phòng bên đã có y tá Sinh và Lượng đang nằm. Y tá Uyên là trưởng kíp trực, dù cũng rất mệt và đau đớn nhưng vẫn phải chờ bác sĩ đưa bệnh nhân Hong Kong ra sân bay về mới được thay ca. 

comen2-copy-jpg[1214088603].jpg
Y tá Nguyễn Thị Mến - người sống sót kỳ diệu sau dịch SARS năm 2003. Ảnh: Phan Dương.

'Đêm đó không ai ngủ được, liên tục bấm chuông xin thuốc, xin chăn. Chúng tôi cảm thấy mình như bị tra tấn', chị kể.

Hai ngày sau, chị được chuyển sang khu cách ly. Cửa sổ được mở tung để hạn chế lây bệnh. Người nhà mang quạt vào thổi vù vù xua virus. 'Tôi nằm nhìn thấy cảnh đối diện cổng Đại học Xây dựng tấp nập lắm. Người ta mua bán hoa cho ngày 8/3 vui vẻ. Lúc đó lại chạnh lòng nghĩ tới mình. Không ai có thể biết được cách nhau chỉ gang tấc thế mà một bên đau đớn như địa ngục, một bên là thiên đàng hạnh phúc', chị nói hai bàn tay chị đan vào nhau chặt hơn, đôi mắt nhắm chặt, hít thở.

Rồi chị tiếp: 'Nhưng đêm sau mùng 8/3 còn kinh khủng hơn. Uyên ho rũ rượi, đi chụp phổi đã trắng xóa. Tôi thì cảm giác mình không thở được, như có người bóp cổ, dìm xuống đáy sông. Lúc đó tôi lại hành kinh, nó không cầm được. Toàn thân đau nhức, người lê lết'.

Trong cơn đau đớn tột cùng, y tá Mến lờ mờ biết được đoàn cứu trợ từ các nước đã đến. Chị thấy ông Carlo Urbani, ngày đầu đến vẫn cười đi thăm bệnh nhân. Sang ngày hôm sau, ông hoảng hốt, liên tục gọi điện, liên tục chỉ đạo. Số người nhập viện ngày càng nhiều. Nhiều người phải thở máy. Rồi chị thiếp đi.

comen6-jpg[1214088603].jpg
Y tá Nguyễn Thị Mến ngày ra viện ngày 2/4/2003. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Gần nửa tháng sau, người y tá tỉnh dậy trong sự vui mừng tột độ của đồng nghiệp. Ai nấy cũng chạy ra ôm hôn, chúc mừng chị. Qua cánh cửa, chị vẫn thấy những bệnh nhân ở khu đối diện nhảy lên sung sướng, reo hò. Nhưng lúc này, chị tự nhủ khó hiểu: 'Mình không may mắn, mình bị nặng thế này mà'.

Sau khi tỉnh dậy, nỗi đau còn khủng khiếp hơn. Chị kể, vẫn biết đây là tay, chân mình nhưng không sao cử động. Lồng ngực khó thở, đầu đau. Cả đêm chị vật lộn, ước cái chết đến để giải thoát. Lúc đó, các đồng nghiệp ở bên chăm sóc, động viên chị. Một y tá người Pháp đã ôm đầu chị, nói đi nói lại: 'Mến ơi Mến! Mày phải nghĩ đến con mày. Mày phải sống'.

Chị cũng tự nhủ 'Mình phải sống' nhưng đến lúc nghe bản tin thời sự, chị lại ngất đi lần nữa: 'Tôi muốn đi thăm Uyên, Lượng, Phương. Tôi hỏi han về họ, ai cũng lắc đầu, nói khỏe rồi. Nằm ở giường cả ngày, muốn xem tivi, mọi người cũng không cho bật lên. Rồi một đêm, tôi được xem tivi. Đập vào tai tôi khi đó là bản tin đặc biệt về dịch hô hấp cấp. Họ thống kê đến nay có 4 bệnh nhân chết đều là những đồng nghiệp của tôi. Tôi sợ sệt kinh khủng rồi lại thiếp đi', chị nhớ lại.

Sau lần này, cộng thêm cái chết của một đồng nghiệp khác khiến y tá Mến bị stress nặng. Đến ngày 2/4, bệnh viện cân nhắc cho chị về nhà điều trị. Người y tá sống sót kể rằng, một tháng sau khi ra viện chị vẫn không thở được. Đêm không thể ngủ, người đau, chân phải không cử động. Hằng ngày đều có các bác sĩ thần kinh, châm cứu, bấm huyệt, vật lý trị liệu đến khám cho chị.

Bệnh SARS được phát hiện đầu tiên vào tháng 3 năm 2003, khi Bệnh viện Việt - Pháp (Hà Nội) tiếp nhận một bệnh nhân nước ngoài mắc bệnh lạ. Kể từ đó, SARS lan ra nhiều khu vực trên thế giới như Hong Kong, Trung Quốc, Singapore, Canada... giết chết 774 người trong tổng số hơn 8.000 ca nhiễm trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, dịch đã hoành hành trong 45 ngày, gây nhiễm 65 người, làm 5 người tử vong.

'Ngày nào cũng có rất nhiều phóng viên báo, đài nước ngoài đến. Sức tôi mệt không thể nói được, nhà tôi đã tính tới nước cho tôi ra khách sạn để tránh. Sau đó, tôi đươc đưa lên Tam Đảo nghỉ 10 ngày, tinh thần cũng phấn chấn lên', chị cho biết.

Nhưng đôi chân vẫn chưa thể cử động được. Chị kiên trì luyện tập, ai mách ở đâu là đi bấm huyệt ở đó. Lúc bệnh viện mở cửa trở lại, chị được động viên đi làm cho khuây khỏa. Phải một thời gian rất lâu sau đó chị mới có thể thở được bình thường, đôi chân đỡ hơn, rồi đi làm trở lại.

'10 năm rồi, bệnh SARS chỉ còn trong trí nhớ mọi người nhưng với tôi, hằng ngày đều đang phải đấu tranh với nó. Tôi làm việc không mệt mỏi vì tôi biết được sống quý giá thế nào. Hiện giờ, đầu tôi vẫn mất một mảng tóc do nằm lâu, vẫn còn sẹo ở cổ do mở nội khí quản, mũi tôi một bên to, bên nhỏ do đặt ống thở. Tôi vẫn phải kiên trì luyện tập đôi chân, mỗi ngày chạy 4 vòng quanh Lăng Bác. Năm ngoái vừa leo Fanxipang. Năm nay, tôi định lên kế hoạch sẽ leo tiếp vì vẫn đang còn phải chiến đấu với di chứng của SARS', y tá Nguyễn Thị Mến nói.

Phan Dương 

Nguồn: giadinh.vnexpress.net

bác sĩ đã chết để nhân loại được sống

Ngày 29/3/2003, bác sĩ Carlo trút hơi thở cuối cùng. Nói về sự ra đi của ông, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc khi đó là Kofi Annan đã viết: Carlo ra đi trong niềm tiếc thương vô hạn của đại gia đình Liên Hợp Quốc. Ông đã dành trọn đời mình cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe, cứu sống người bệnh, có công trong việc phát hiện sớm dịch SARS. Trớ trêu thay, khi Carlo đang nỗ lực giành giật từng bệnh nhân khỏi lưỡi hái tử thần thì chính căn bệnh quái ác ấy đã cướp đi mạng sống ông...

Bà Pascale Brudon, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ở Việt Nam nhấn mạnh: "Carlo là một con người tuyệt vời, nếu không có ông có lẽ tất cả chúng ta đều bị dịch SARS tàn phá".

Bác sĩ Carlo Urbani. Ảnh: thefamouspeople.com
Bác sĩ Carlo Urbani. Ảnh: thefamouspeople.com

Carlo Urbani - người đầu tiên nhận diện Hội chứng hô hấp cấp nặng (SARS)

Ngày 26/2/2003, bác sĩ Carlo Urbani được mời đến Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội) để khám cho một bệnh nhân viêm phổi. Ông đã sớm nhận ra sự bất thường và ngay lập tức cảnh báo cho WHO, đồng thời cùng Bộ Y tế Việt Nam thúc đẩy việc lập hàng rào cách ly ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

 
Bệnh SARS được phát hiện đầu tiên vào tháng 3 năm 2003, khi Bệnh viện Việt - Pháp (Hà Nội) tiếp nhận một bệnh nhân nước ngoài mắc bệnh lạ. Kể từ đó, SARS đã giết chết 774 người trong tổng số hơn 8.000 ca nhiễm trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, dịch đã hoành hành trong 45 ngày, gây nhiễm 65 người, làm 5 người tử vong.

Dịch khởi phát từ Hong Kong, nhưng ở thời điểm đó các chuyên gia y tế đang nghi là cúm gia cầm. Chỉ trong thời gian ngắn, SARS vượt khỏi biên giới Hong Kong lan tới 37 quốc gia. Người nhiễm bệnh nhanh chóng suy hô hấp, suy đa phủ tạng và tử vong. Sau khi nhận được sự cảnh báo của bác sĩ Carlo từ Việt Nam, nỗi hoảng loạn bao trùm thế giới. Ở những quốc gia có dịch SARS, khẩu trang y tế bán chạy nhất, trường học đóng cửa, nhà hàng đóng cửa, các trung tâm mua sắm vắng hoe, sản xuất bị đình trệ, người nước ngoài bỏ về nước...

Bác sĩ Carlo cũng được cảnh báo sự nguy hiểm, hoàn toàn có quyền và có lý do để về nước. Nhưng không bận tâm, ông thường xuyên túc trực bên giường bệnh, an ủi động viên và tìm cách chữa trị cho bệnh nhân. Là một chuyên gia bệnh truyền nhiễm, bằng những nghiên cứu đầu tiên của mình ở Việt Nam, Carlo đã giúp các đồng nghiệp nhanh chóng xác định virus gây bệnh.

sars-jpg-1364446429_500x0.jpg
Cuối tháng 3/2003, cả thế giới báo động vì căn bệnh bí ẩn sau được gọi tên là SARS, khắp nơi khẩu trang bán chạy như tôm tươi, nhiều nước đã phải ra lệnh cấm xuất nhập cảnh. Ảnh: AP.

Tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet viết: Biết công việc của mình đang làm là nguy hiểm, nhưng Carlo Urbani nói với vợ "Nếu không làm những công việc này thì chúng ta đến đây để làm gì? Chẳng lẽ ngồi đọc thư điện tử, ký văn bản giấy tờ, đi dự tiệc? Chúng ta không được ích kỷ, mà phải suy nghĩ và hành động vì sự sống của người khác".

Trung tuần tháng 3/2003, bác sĩ đi dự hội nghị khoa học ở Thái Lan. Vừa đặt chân xuống sân bay, ông thấy người mệt mỏi và sốt. Là người tiếp xúc trực tiếp và đối phó với căn bệnh SARS, Carlo hiểu rất rõ điều gì đang đến với mình. Một đồng nghiệp là bạn thân lao đến ôm, nhưng Carlo gạt đi, yêu cầu người bạn tránh xa, rồi kiên nhẫn đợi xe cứu thương đến. Bà Giuliani Chiorrini đưa các con đến Bangkok, qua cửa kính, Carlo kịp nhìn mặt vợ con lần cuối, trong đó có đứa con út vừa tròn 4 tuổi.

Trong một khoảnh khắc tỉnh táo, đồng nghiệp thông báo cho Carlo cơn sốt của ông đã hạ. Nhưng Carlo không hề ảo tưởng, biết SARS đã không tha mạng sống của mình. Tâm nguyện trước khi nhắm mắt, Carlo đề nghị các bác sĩ cắt lá phổi của mình để lại làm tiêu bản nghiên cứu. Và ông mãn nguyện: "Công việc liên quan đến tôi, dù nguy hiểm nhưng tôi thấy thoải mái, giờ đây tôi đã có tất cả". Sau khi Carlo mất 2 tuần, virus Corona đã được chỉ mặt vạch tên, đại dịch SARS được khống chế.

"Nhiệm vụ của bác sĩ là đến bên người bệnh"

Đó là câu nói giản dị của bác sĩ Carlo khi đại diện cho Tổ chức Bác sĩ Không biên giới lên nhận giải Nobel hòa bình tại Stockholm (Thụy Điển) năm 1999. Câu nói này đã trở thành triết lý cho tất cả những nhân viên y tế đang khoác trên mình tấm áo choàng trắng.

Bác sĩ Carlo là người yêu cái đẹp, dành tình cảm đặc biệt cho âm nhạc, yêu thích hầu hết các bộ môn nghệ thuật. Nhưng trong sâu thẳm trái tim, bác sĩ Carlo còn có một tình yêu vĩ đại khác: đó là tình yêu thương vô bờ dành cho con người. Tuổi trẻ của ông gắn với công việc từ thiện, nhất là những người bị tật nguyền. Khi trở thành bác sĩ, những kỳ nghỉ hè thay vì đi du lịch hưởng thụ, Carlo tranh thủ khoác ba lô đầy thuốc đến Châu Phi.

Ông nhận thấy, ở những quốc gia nghèo đói như Châu Phi, nguyên nhân tử vong chính lại đến từ những căn bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi một cách đơn giản. Carlo thất vọng mỗi khi chứng kiến bệnh nhân không phải chết vì bệnh lạ, mà chết vì những căn bệnh thông thường như tiêu chảy cấp hay viêm phổi, bởi không ai chịu mang thuốc đến cho người bệnh. Sau bao ngày trăn trở, Carlo quyết định rời bệnh viện để trở thành chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới mang thuốc đến cho người bệnh nghèo. Bạn bè coi việc Carlo gia nhập các bác sĩ WHO giống như từ bỏ cuộc sống giàu sang để quay lại thế giới của người nghèo.

Trong thời gian ở Việt Nam, Carlo tập trung nghiên cứu và điều trị bệnh giun đũa, một căn bệnh trở thành nỗi ám ảnh với ông. Vị bác sĩ luôn băn khoăn tự hỏi: Chỉ cần vài nghìn tiền thuốc, mỗi năm uống 2 lần là tất cả trẻ em đều hết bệnh giun, cơ thể không bị hao mòn, vậy mà tại sao rất ít người chịu làm? Một đồng nghiệp của Carlo, bác sĩ Palmer nhận xét: 'Giun đũa không có gì hấp dẫn, nhưng hầu hết trẻ em xứ nhiệt đới đều mắc, còn bác sĩ Carlo là kẻ chống giun đũa quá khích'. Ở Hà Nội, bác sĩ Carlo tự đi xe máy. Thỉnh thoảng ông đưa vợ con về các làng quê, sống cùng những người nông dân chân lấm tay bùn.

Tưởng nhớ đến ông, Tổng thống Italy Azeglio Ciampi từng nói: Ngành y tế thế giới có bổn phận ghi nhớ một vị bác sĩ anh hùng, một công dân can đảm, một người cha gia đình, một người chồng gương mẫu đã bị cướp đi bởi một căn bệnh kinh khủng do chính ông đang lần tìm ra nguyên nhân...

Trần Văn Phúc (Tổng hợp từ The Lancet; UN News Centre; WHO)

Nguồn: giadinh.vnexpress.net

hồi ức 45 ngày kinh hoàng chống dịch sars

Trong khuôn viên cây cối um tùm, ngôi miếu thờ lặng lẽ yên tĩnh trái ngược với sự ồn ào của khu vực khám chữa bệnh. Trên tấm bia tưởng niệm ghi tên 6 người đã mất trong cuộc chiến chống dịch SARS - Hội chứng hô hấp cấp tính nặng, theo thứ tự thời gian họ ra đi năm 2003: Y tá Nguyễn Thị Lượng 15/3; bác sĩ Jean - Paul Dirosier 19/3; y tá Phạm Thị Uyên 24/3; bác sĩ Nguyễn Thế Phương 24/3; bác sĩ Nguyễn Hữu Bội 12/4 và bác sĩ Jacque 7/2003 (chết sau khi về Pháp).

Ngày 26/2 năm đó, ông Chung Cheng, người Hong Kong, nhập viện Việt Pháp, với các triệu chứng giống cúm nhưng diễn tiến rất lạ, sốt, ho nhiều và khó thở. Các bác sĩ, y tá vẫn thăm khám và điều trị cho bệnh nhân này như với bệnh cúm thông thường khác. Vài ngày sau, tình trạng bệnh nhân xấu đi rất nhanh, gia đình ông đã thuê chuyên cơ đưa về nước, để lại sau lưng Bệnh viện Việt Pháp có hơn 5 y tá sốt với biểu hiện giống Chung Cheng.
 
Y tá trưởng Bùi Thanh Xuân nhớ lại, lúc đó không ai biết về độ nguy hiểm của bệnh, họ không đeo khẩu trang, không đồ bảo hộ và vẫn còn trêu đùa nhau. 'Tôi còn nhớ bác sĩ Tấn kiếm đâu được túi gạo nhờ tôi đánh lưng cho anh ấy. Bác sĩ Phương nằm giường bên cạnh còn đùa cợt cách làm ấy không hiệu quả, nói là bệnh cúm đâu có đáng sợ như thế. Vậy mà chỉ vài ngày sau anh Phương đã ra đi'.
 
Cuộc chiến trong tâm bão SARS 10 năm trước
 
bv6-jpg-1364701138-1364701807_500x0.jpg
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân SARS. Ảnh: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cung cấp.
 
Là một trong 3 bác sĩ điều trị chính cho các bệnh nhân khi đó, bác sĩ Nguyễn Ngọc Thọ cho hay, SARS lây lan từ người sang người rất nhanh. Không hẳn ai tiếp xúc với người bệnh là sẽ lây nhưng xác suất gây bệnh rất cao, tùy thuộc vào kháng thể của từng người. 'Lúc khám cho ông Chung Cheng tôi không có gì bảo vệ, vẫn khám bệnh, hỏi han và động viên ông ấy cỡ 20 phút mà không sao, nhưng vài y tá khác tiếp xúc với ông ấy thì lây bệnh', bác sĩ Thọ hồi tưởng.
 
Lo lắng trước căn bệnh lạ, bác sĩ Carline - người Pháp công tác tại Bệnh viện Việt Pháp - tìm hiểu trên Internet thấy ở phía nam Trung Quốc đang có một bệnh dịch lạ với biểu hiện sốt, ho. Ông chột dạ nghĩ tới tình hình của bệnh viện và lập tức báo cáo lên Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Ít hôm sau, đại diện WHO - bác sĩ Carlo Ubani đã sang Việt Nam trực tiếp nắm bắt tình hình.
 
'Tôi lờ mờ nhận thấy dịch ngày càng nguy hiểm. Hôm đó (5/3/2003), tôi đi chợ mua rất nhiều đồ, dặn chồng nấu nướng và chăm sóc các con. Quả nhiên, tối ấy bệnh viện phát lệnh đóng cửa, toàn bộ nhân viên ở lại viện', y tá Xuân nhớ lại. Lúc đó chị không biết rằng sẽ buộc phải xa gia đình một tháng trời và chứng kiến sự ra đi trong đau đớn của nhiều đồng nghiệp.
 
Ngày 15/3, y tá Lượng là người đầu tiên ra đi, sau đó cứ vài ngày lại có thêm người tử vong. Số người mắc bệnh không ngừng gia tăng. Lúc cao điểm, có quá nửa nhân viên bệnh viện đổ bệnh. Để bảo vệ sự an toàn của cộng đồng, bệnh viện đã tự cách ly, toàn bộ nhân viên không được về nhà. 'Sau khi tôi bị lây SARS, cứ cách 2 ngày nhà tôi lại có người đến phun thuốc chống dịch. Chồng tôi được cho nghỉ việc vẫn hưởng lương, các con cháu tôi nghỉ học, em chồng thì khóc lóc đòi chuyển nhà đi lánh nạn', chị Xuân chia sẻ.
 
Cùng lúc này, ở Hong Kong, Singapore, Canada đều có người mắc bệnh. Dịch SARS lan ra toàn thế giới. Tất cả đều có mối liên quan trực tiếp, gián tiếp với chuyến bay cuối cùng về nước của bệnh nhân Chung Cheng - người được xác định là bệnh nhân SARS đầu tiên ở Việt Nam.
 
Tin người chết, người lây bệnh, tin dịch bùng nổ ra toàn cầu khiến mọi người lo sợ. Dọc đường Phương Mai trước cổng viện vắng tanh, thậm chí mọi người phải đi sát lề đường bên kia để tránh. Quán xá khu vực này đều hạn chế mở cửa, không ai bán đồ ăn cho bệnh viện. Lãnh đạo bệnh viện phải liên hệ nhờ những khách sạn lớn viện trợ thức ăn. Bác sĩ Thọ trầm ngâm: 'Họ rất nhiệt tình, cung cấp toàn đồ ăn ngon với một điều kiện không được tiết lộ tên khách sạn. Thời điểm đó, nói đến Việt Pháp là ai cũng sợ như thảm họa diệt vong'.
 
Bị cô lập, nhân lực và trang thiết bị không đủ cho một tình huống đặc biệt khó khăn mà giới y học chưa hề gặp trước đó, Bệnh viện Việt Pháp đã phải 'mượn trộm' hai chiếc máy thở ở Bệnh viện Bạch Mai. Về sau, Bộ Y tế làm việc với Bạch Mai và chính thức cho Việt Pháp mượn một chiếc máy nữa.
 
'5 ngày sau, Pháp cử 4 bác sĩ và các kỹ thuật viên cùng 5 chiếc máy thở sang. Chúng tôi cảm giác như người sắp chết đuối vớ được cọc. Những ngày tiếp theo, Bộ Y tế chỉ đạo chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Nhiệt đới, gánh nặng cũng bớt đi', bác sĩ Thọ cho biết thêm.
 
Cảnh thường thấy ở bệnh viện khi đó là những bệnh nhân tập thổi bóng bay, chạy uỳnh uỵch buổi sáng. Không phải là trò thư giãn, mà là biện pháp tập thở để tránh nguy cơ xẹp phổi.  
 
'Lúc bệnh nhân được chuyển hết sang Viện Nhiệt đới, nơi này chỉ còn là một màu tang thương. Khắp các hành lang không có một bóng người, vải trắng bay phất phơ. Bệnh nhân cuối cùng ra đi khiến chúng tôi bị sốc nặng. Chúng tôi âm thầm gói ghém anh ấy lại, rải nhiều lớp khử trùng, lặng lẽ mang xuống Văn Điển hỏa táng trong vội vã', bác sĩ Thọ nhớ lại thời điểm 'không bao giờ quên' ấy.
 
Dịch SARS đã khiến 44 y tá, bác sĩ của Bệnh viện Việt Pháp lây bệnh, 6 người (trong và ngoài nước) đã chết. Ngoài ra, có 2 người liên quan cũng tử vong là bệnh nhân Chung Cheng và bác sĩ đại diện WHO - Carlo Ubani. Bệnh viện Việt Pháp phải khử trùng, đóng cửa gần nửa năm. Tháng 11 năm đó, bệnh viện bắt đầu gây dựng lại. 'Chúng tôi đi học, dọn dẹp, xây dựng lại bệnh viện từ đống tro tàn', bác sĩ Thọ chia sẻ.
 
Giáo sư Đào Xuân Tích - khoa Chấn Thương, bệnh viện Việt Pháp nói: 'Trong lịch sử, chưa từng có bệnh viện nào phải chịu tổn thất về người và của như chúng tôi trong trận dịch SARS'.
 
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương lúc đó là Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới (thuộc Bệnh viện Bạch Mai) là đơn vị thứ hai tham gia cuộc chiến chống SARS. Phó giám đốc bệnh viện Nguyễn Hồng Hà cho hay, họ đã vào cuộc ở giai đoạn dồn dập nhất của dịch khi 10 bệnh nhân cuối cùng từ Bệnh viện Việt Pháp chuyển sang.
 
'Chiến trường' của bệnh viện là toàn bộ tầng 2, 3 của tòa nhà 6 tầng. Các bệnh nhân hầu như không nằm thở được, họ phải ngồi gục bên đống chăn gối để cố thở. Đa phần đều rất lo lắng, hốt hoảng nếu không có nhân viên y tế đứng cạnh. Cứ bỏ mask thở ôxy ra là bệnh nhân tím tái. Vì thế mỗi lần ăn, các y tá phải rất kỳ công đứng hàng tiếng mở mask ra bón một miếng xong lại úp vào. Mọi việc chăm sóc cho bệnh nhân đều do nhân viên thực hiện, từ việc tắm rửa, gội đầu, đánh răng, thay quần áo...
 
"Hội chứng này lần đầu xuất hiện, chưa có tiền lệ, cái gì mới cũng khó, chẩn đoán như thế nào, đường lây như thế nào… Không biết dựa vào đâu nên chúng tôi cứ vừa làm vừa mò cách chống dịch", bác sĩ Hà nói, lúc ấy ông là trưởng phòng cấp cứu, đơn vị trực tiếp điều trị bệnh nhân SARS.

bsha1-jpg[1336088675].jpg

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: N.P.
Theo bác sĩ Hà, quyết định mở cửa thông thoáng buồng bệnh là yếu tố quan trọng giúp giảm dịch. Ý nghĩ này xuất phát khi ông được mời sang Bệnh viện Việt Pháp hội chẩn, thấy nơi này đóng kín toàn bộ các cửa, một số chỗ dùng điều hòa. 'Lúc đấy tôi nghĩ 'mình mà làm thế này thì gay lắm, bức bách, khó chịu, bí, thiếu sự lưu thông khí'. Vì thế, khi tiếp nhận ca bệnh đầu tiên, chúng tôi đã thống nhất cứ mở thông thoáng buồng bệnh".
 
Một vài chuyên gia WHO cũng khuyên nên đóng hết các cửa phòng bệnh. 'Chúng tôi nhận định bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào cũng có một ngưỡng nồng độ mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể thì mới nhiễm. Khi mở cửa thông thoáng, nồng độ virus được phân tán ra không trung, gió thổi bay, bị loãng đi. Cách làm này lại hiệu quả, suốt 2 tuần không nhân viên nào bị sốt, nhiễm trùng hô hấp", bác sĩ Hà cho hay.
 
Cũng theo vị bác sĩ này, với bệnh nhân SARS, mấu chốt là hỗ trợ hô hấp tốt nhất. Nhưng trong điều kiện ngành y lúc đó thì yêu cầu này rất khó khăn. Không có máy thở, đến khi có lại không phải máy chuyên dụng để thở không xâm nhập, nên phải sáng tạo khi sử dụng. "Chúng tôi tìm dụng cụ về chế thành mặt nạ, cắt dây cao su săm xe đạp, đục lỗ, móc rồi chụp vào. Mask không có thì lấy đâu khẩu trang N95", bác sĩ Hà nói. Vài ngày sau họ mới có đủ trang bị y tế cần thiết.
 
ytadung1-jpg-1364700192-1364700249_500x0

Chị Phạm Thị Ngọc Dung, y tá trưởng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương còn lưu giữ những bức ảnh ghi lại gần 2 tháng chống dịch SARS. Ảnh: N.P.

 
Hơn một tháng sau, thế giới xác định chủng virus cấp tính corona gây bệnh SARS. Từ đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương kết hợp với Viện Y học nhiệt đới cùng chống dịch ngay ở các cửa khẩu biên giới, sân bay... Chính phủ đầu tư hàng trăm tỷ đồng mua thêm trang thiết bị, máy thở, máy đo nhiệt độ...
 
Theo Giáo sư Hoàng Thủy Long, nguyên giám đốc Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, khi ấy là Phó ban phòng chống dịch bệnh hô hấp, Việt Nam khống chế tốt dịch một phần do có mạng lưới y tế dự phòng tốt, cộng với việc điều trị tích cực hiệu quả, nhưng một phần do may mắn. Đó là vì bệnh nhân đầu tiên ở Bệnh viện Việt Pháp, bệnh viện nhỏ, nằm riêng biệt, dễ dàng bao vây. Thêm nữa, dịch ập đến khi Việt Nam đã có sự giao lưu quốc tế, có sự trao đổi thông tin, sự hỗ trợ của quốc tế.
'Trước đó, có những thời kỳ chúng ta không công bố thông tin, ngay cả tên dịch bệnh cũng không được gọi. Dịch tả thì gọi là '4 không', dịch bọ chét thì gọi là 'BC'', ông nói.
 
Là một trong 25 nước hứng chịu dịch bệnh với 65 người bị nhiễm, 5 người tử vong, nhưng ngày 28/4/2003, Việt Nam được WHO công nhận là nước đầu tiên khống chế được đại dịch, kết thúc chuỗi 45 ngày kinh hoàng chống SARS.
 

Những mốc dịch SARS lây lan ở Việt Nam:

- 23/2/2003: Bệnh nhân Chung Cheng từ Hong Kong nhập cảnh Việt Nam, mang theo các triệu chứng bệnh cúm lạ.

- 26/2/2003: Chung Cheng nhập viện Việt Pháp, là người đầu tiên tại Việt Nam được xác định mắc bệnh SARS.

- 5/3/2003: Bệnh viện Việt Pháp được cách ly.

- 13/3/2003: Viện Y học lâm sàng tiếp nhận bệnh nhân SARS đầu tiên.

- 15/3/2003: Người Việt Nam đầu tiên chết vì SARS, là y tá Bệnh viện Việt Pháp. Sau đó là 4 y bác sĩ khác của bệnh viện này lần lượt tử vong.

- Từ ngày 8/4/2003 trở đi: Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc mới nào.

- 28/4/2003: Việt Nam được WHO công nhận là quốc gia đầu tiên trên thế giới khống chế thành công dịch SARS. 

Nhóm phóng viên

Nguồn: giadinh.vnexpress.net

phòng loãng xương cho phụ nữ trung niên

Loãng xương là tình trạng giảm tỷ trọng khoáng chất của xương khiến xương trở nên giòn, xốp, dễ gãy. 'Tên trộm vặt' này gặm nhấm xương của cả hai giới nhưng nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

Tiến sĩ Từ Ngữ, một chuyên gia dinh dưỡng giải thích: 'Phụ nữ phải trải qua quá trình sinh đẻ. Mỗi lần qua 'cửa mả', cơ thể mất đi rất nhiều dinh dưỡng trong đó có canxi và protein. Nếu không ăn uống đủ chất để bù lại, chị em sẽ rất dễ bị loãng xương'.

xuong-jpg-1364793225_500x0.jpg

Bên cạnh đó, loãng xương còn do suy giảm nội tiết tố estrogen, di truyền, người nuôi con bằng sữa mẹ nhưng ăn uống không đủ chất, người có khối lượng xương đỉnh ở tuổi trưởng thành thấp, người béo phì, ăn quá nhiều đạm động vật, ít vận động ngoài trời hoặc có thói quen uống nhiều rượu, bia, thuốc lá. Các bệnh mãn tính về đường tiêu hóa, bệnh nội tiết… cũng có thể góp phần dẫn đến loãng xương.

Tiến sĩ Từ Ngữ so sánh, các biến chứng của bệnh về xương nguy hiểm không kém gì bệnh nhồi máu cơ tim. Trước hết là bởi bệnh này thường diễn biến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng. Khi có triệu chứng như đau lưng, giảm chiều cao, còng lưng, gãy xương sau một chấn thương rất nhẹ thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng, việc điều trị rất khó khăn, tốn kém.

Thứ hai, loãng xương để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh nhân đau lưng làm gì cũng khó khăn. Họ cũng có thể phải nếm trải những cơn đau thắt ngực mà nhiều người hiểu nhầm mình có bệnh tim mạch. Đặc biệt, thiếu canxi còn gây mất ngủ, khiến bạn khó bắt đầu giấc ngủ và khi ngủ hay thức dậy giữa chừng. Thiếu ngủ kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe khác như căng thẳng, kém tập trung, tiểu đường loại 2, trầm cảm, nhức đầu, chóng mặt, suy giảm chức năng miễn dịch, tiêu hóa kém… Hậu quả nặng nề nhất là gây tàn phế, tử vong. Theo tiến sĩ Từ Ngữ, trong các nguyên nhân gây tàn phế, loãng xương đứng hàng thứ hai, chỉ cần chấn thương nhẹ, thậm chí đứng lên ngồi xuống cũng có thể gây gãy xương, đặc biệt là ở vùng cột sống, cổ tay, vùng hông. Nếu được điều trị, việc liền xương cũng đòi hỏi thời gian lâu dài.

3F7C0437.JPG

Nếu khối lượng xương cao nhất lúc trưởng thành tăng 10%, bạn sẽ giảm được 50% nguy cơ gãy xương do loãng xương. Để làm được điều này, tiến sỹ Từ Ngữ khuyên người dân nên:

- Ăn uống đa dạng, cân đối protein với các vitamin, tích cực ăn những thực phẩm giàu canxi như cá nhỏ, cổ gà ăn cả xương, sữa, sữa chua, phô mai, nước cam, sữa đậu nành… sao cho cung cấp đủ 1.000mg canxi mỗi ngày.

- Vận động phù hợp với lứa tuổi. Bạn nên chọn những môn thể thao vừa sức như đi bộ, đạp xe đạp… và chỉ tập khi trời đã sáng, không tập vào lúc 4-5 giờ, trời còn tối.

- Có cuộc sống lành mạnh, hạn chế những thói quen xấu như uống rượu, hút thuốc lá, nghĩ tích cực và cẩn thận khi dùng bất cứ loại thuốc nào. Trước khi dùng, bạn cần hỏi bác sĩ thuốc có ảnh hưởng đến xương hay không và tìm loại thay thế an toàn hơn cho hệ xương.

Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phát động chương trình hành động 'Vì xương chắc dáng khỏe' vào ngày 17/3 vừa qua và ra mắt câu lạc bộ Nơ xanh với sự tài trợ của công ty Abbott. Tham gia câu lạc bộ tại trang web www. facebook.com/xuongchacdangkhoe, bạn sẽ được cập nhật những thông tin mới, phương pháp tập luyện và tư vấn của chuyên gia sức khỏe về xương. Câu lạc bộ thường xuyên tổ chức hội thảo liên quan đến dinh dưỡng phụ nữ, kiểm tra sức khỏe định kỳ miễn phí. Độc giả có thể trao đổi thông tin qua địa chỉ email clbnoxanh@xuongchacdangkhoe.com.vn. Nhân dịp này, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam công bố chương trình khám sức khỏe xương miễn phí cho hơn 100.000 phụ nữ trên cả nước. Các đợt khám sẽ diễn ra lần lượt trong năm 2013.

Ngọc Bích

Nguồn: giadinh.vnexpress.net